Tinh dầu tràm gió Công dụng và cách dùng

Tinh dầu tràm gió là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá của cây tràm Melaleuca leucadendra, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều thuốc ho, nước súc miệng, thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu.

Tinh dầu tràm gió
Tinh dầu tràm gió

Từ lâu tinh dầu tràm gió đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng ở Việt Nam để phòng ngừa cảm mạo cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh.

I. THÀNH PHẦN

Tinh dầu tràm gió (thành phần hóa học chính là Cineole 1.8 chiếm khoảng 65%, Terpineol chiếm ~ 10%, limonene…).

Phụ liệu: Cremophor RH 40, Polysorbate 80, Glycerin, Propylen glycol, Natri benzoat, Nước tinh khiết.

II. CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG

1. Chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho

Khi thời tiết chuyển lạnh, có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm gió ra tay và thoa đều vào lòng bàn chân, thái dương của bé … sau khi tắm, hoặc trước lúc ra ngoài trời lạnh và khi thời tiết thay đổi nhằm mục đích dự phòng các bệnh lý như cảm lạnh, viêm nhiễm đường hô hấp. Điều này đặc biệt có ích cho trẻ nhỏ kể cả các bé sơ sinh.

Lưu ý: không đổ trực tiếp một lượng lớn tinh dầu Tràm lên da của trẻ vì rất dễ gây ra hiện tượng bỏng tinh dầu.

2. Phòng và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến đường hô hấp dưới của trẻ (Viêm phế quản, viêm phổi, thở khò khè,…)

giảm ho, giảm hen suyễn Nhỏ vài giọt tinh dầu ra tay và bôi vào gan bàn tay, gan bàn chân; thoa lên lưng, ngực, cổ của trẻ.

Khi trẻ có các triệu chứng ho, nghẹt mũi, thấm vài giọt tinh dầu vào bông gòn, cách mũi 2-3 cm, cho trẻ hít ngửi từ 10-15 phút hoặc bôi tinh dầu vào yếm, khăn quàng cổ của bé.

3. Chống viêm nhiễm :

Dùng tinh dầu tràm pha với nước với nồng độ 0,2‰ để rửa vết thương. Để làm sạch không khí và tạo cảm giác dễ chịu trong nhà có thể cho vài giọt tinh dầu tràm vào chén nước nóng hoặc dùng đèn xông tinh dầu

4. Chống đau khớp, đau nhức chân tay

Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp bên ngoài làm nóng để chữa đau khớp, nhức mỏi chân tay, đau đầu, đau bụng.

5. Hỗ trợ điều trị triệu chứng đau bụng, đầy hơi

Thoa 1 lượng nhỏ tinh dầu Tràm lên vùng da quanh rốn, sau đó massage theo chiều kim đồng hồ cho tới khi có cảm giác ấm nóng trên da.

6. Điều trị vết muỗi đốt

Thoa 1 lượng nhỏ tinh dầu Tràm trực tiếp lên vết muỗi đốt.

III. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG

– Không được uống, không để tinh dầu rơi vào mắt.

– Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.

– Sản phẩm an toàn với trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

– Với tinh dầu tràm, ngày nào mẹ cũng có thể bôi lên da cho trẻ kể cả mùa đông lẫn mùa hè.

Tuy nhiên, tránh sử dụng cho bé những ngày hè có nhiệt độ cao, không nên pha cùng nước quá ấm, không nên bôi quá nhiều vì da của trẻ sơ sinh rất mỏng còn khá mẫn cảm, dễ gây nóng, khó chịu cho con.

IV. CÁCH BẢO QUẢN

– Tránh không để ở những nơi nóng, có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, bụi bặm vì có thể làm bay hơi hoặc mất tác dụng của tinh dầu. – Không để ngấm nước hay các sản phẩm khác rơi vào vì sẽ làm hỏng tinh dầu. – Luôn đóng chặt nắp các lọ tinh dầu khi không sử dụng.

V. HẠN DÙNG

24 tháng kể từ ngày sản xuất

Để phân biệt loại chất lượng tốt, nhất là khi dùng để xoa cho trẻ nhỏ các mẹ có thể bôi thử một chút dầu tràm lên da tay trẻ hoặc da tay của mình, sau đó đợi khoảng 15 đến 20 phút nếu thấy da không bị ngứa hoặc mẩn đỏ thì có thể yên tâm sử dụng. Tinh dầu tràm tự nhiên có mùi thơm rất dễ chịu.