Đau khớp háng: Điều trị thế nào cho hiệu quả

Đau khớp háng:

Biểu hiện của đau khớp hàng thường bắt đầu với  một chút khó chịu ở khớp háng, mông, đùi… vận động háng khó khăn. Sau đó là đau khi vận động, hết đau khi nghỉ ngơi.

Nếu bệnh nhân không điều trị gì, tình trạng đau, cứng háng ngày càng tăng, cho đến khi tình trạng trầm trọng hơn, bệnh nhân không thể đi lại, lúc đó chỏm khớp đã biến dạng, các gai xương bám đầy khớp, khớp mất vận động.

Khi sụn khớp đã mòn hoàn toàn, các phần xương chà xát trực tiếp với nhau, điều này làm cho bệnh nhân rất đau đớn khi di chuyển. Bệnh nhân có thể mất khả năng xoay người, gấp hoặc dạng háng.

Để kiểm soát cơn đau, bệnh nhân thường phải đi khập khiễng hoặc dùng nạng trợ đỡ. Cơ vùng đùi bên đau sẽ teo nhỏ dần.

Hậu quả của trình thoái hóa khớp háng là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị mòn dần, đến lúc mất hết lớp sụn, bệnh nhân đau, đi lại rất khó khăn và còn nhiều nguyên nhân khác nữa.

Ở căn bệnh này thật ra cũng rất nguy hiểm, nếu người mắc bệnh chủ quan không thăm khám và điều trị sớm thì rất có nguy cơ cao sẽ dẫn đến bị tàn phế.

Đau khớp háng Hậu quả của trình thoái hóa khớp háng là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị mòn dần, đến lúc mất hết lớp sụn, bệnh nhân đau, đi lại rất khó khăn.
Hậu quả của trình thoái hóa khớp háng là lớp sụn nhẵn bóng bao bọc đầu chỏm xương đùi và mặt trong của ổ cối bị mòn dần, đến lúc mất hết lớp sụn, bệnh nhân đau, đi lại rất khó khăn.

Nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng là gì ?

Ở cơ thể của con người, khớp háng có một vai trò rất quan trọng nó, giúp làm trụ đỡ cho phần trên của cơ thể con người cùng với  khớp đùi và khớp gối. Một khi khớp háng của bạn đã bị thoái hoá thì, người bệnh phải chịu rất nhiều ảnh hưởng đến các sinh hoạt đời thường.

Nguyên nhân bệnh lý

Bị chấn thương: Do bị tai nạn lao động, bị té ngã, bị chấn thương thể thao… hoặc có thể do một số chấn thương khác ở khớp cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bị thoái hóa khớp háng.

Do bị bẩm sinh: Không có ít các trường hợp ngay từ khi em nhỏ mới chào đời, cấu tạo của khớp háng hoặc ở xương chân đã có hiện tượng dị dạng.

Các nguyên nhân bệnh lý là các lý do thường gặp gây đau khớp háng

Có tiền sử bệnh về khớp: Nếu như người bệnh đã từng mắc phải các loại bệnh lý về các cơ xương khớp như viêm khớp dạng thấp, bị viêm cột sống dính khớp, bị trật khớp háng, bị viêm khớp do lao… thì sẽ có nguy cơ  khớp háng sẽ bị thoái hóa là rất cao.

Nguyên nhân sinh lý

Do tuổi tác cao: Khi độ tuổi của bạn ngày càng lớn, thì tình trạng loãng xương trong cơ thể của bạn diễn ra ngày càng nhanh chóng. Điều này sẽ lý giải vì sao người cao tuổi sẽ dễ bị thoái hóa khớp háng hơn những người bình thường.

Nguyên nhân sinh lý cũng là các tác nhân chính gây đau
Bị thừa cân, béo phì: Nếu như cân nặng của vượt quá mức cho phép thì  sẽ tạo lực ép đè lên trên khớp háng khiến cho vị trí này bị quá tải, một thời gian kéo dài sau đó người bệnh rất có thể bị thoái hóa khớp.

Các yếu tố khác: Thoái hóa khớp háng có thể là một hệ lụy của một số biến chứng từ nhiều căn bệnh của vấn đề sức khỏe mãn tính như căn bệnh gút, căn bệnh đái tháo đường, hoặc nguyên nhân do bị bệnh huyết sắc tố…

Triệu chứng người đau khớp háng như thế nào ?

Giai đoạn đầu của bệnh: Bệnh nhân sẽ thường có xu hướng hay bị đau ở vùng bẹn. Dần dần sau đó, phạm vi bị đau nhức sẽ ngày càng mở rộng dài  xuống phần đùi, ra sau phần mông và thậm chí là có thể đến khớp đầu gối.

Các triệu chứng thường gặp khi bị đau khớp háng
Cường độ của cơn đau sẽ ngày càng trở nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều hoặc đứng quá lâu.

Giai đoạn sau của bệnh: Cơn đau sẽ thường dễ dàng xuất hiện nếu như bệnh nhân đang ngồi và đột ngột đứng dậy. Ngoài ra, tình trạng bị đau nhức chủ yếu sẽ thường xảy ra vào buổi sáng, và đặc biệt là sau khi thức dậy.

Đồng thời, người bệnh cũng sẽ thường cảm thấy bản thân bị nhức mỏi ở háng khi về đêm, và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình.

Giai đoạn muộn của bệnh: Các cơn đau ở khớp háng sẽ có thể thường xảy ra kể cả khi bệnh nhân đang nằm nghỉ ngơi. Cường độ đau nhức khớp háng sẽ tăng nhiều về đêm và vào cả những thời điểm thay đổi thời tiết đột ngột.

Chấn đoán cơn đau khớp hàng

Để đánh giá sự tiến triển của các triệu chứng lâm sàng, kiểm tra biên độ khớp háng thể hiện qua các động tác gấp, duỗi, dạng háng.
Chụp Xquang thường qui khớp háng hai bên để đánh giá mức độ hẹp khe khớp, sự biến dạng của chỏm xương đùi, mức độ hình thành các gai xương cạnh khớp.

Điều trị đau khớp háng

Sử dụng thuốc giảm đau

Hầu hết những người bệnh bị đau khớp háng do thoái hóa đều hay dùng thuốc giảm đau để có thể xoa dịu triệu chứng khó chịu này. Một số loại thuốc chữa trị căn bệnh thoái hóa khớp háng thường được sử dụng là: Thuốc kháng viêm không steroid, thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau Paracetamol, thuốc bôi ngoài da Voltaren Emulgel, thuốc tiêm trực tiếp.

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật là một phương án cuối cùng dành cho người bệnh có thể lựa chọn nếu như các biện pháp trên không thể đáp ứng tốt với các phác đồ điều trị bệnh trước đó hoặc là khả năng vận động của người bệnh đã bị suy giảm đáng kể.

Phương pháp trị liệu các thần kinh cột sống

Căn bệnh thoái hóa này thường sẽ đi chung với tình trạng bị sai lệch các vị trí trong các cấu trúc xương khớp. Để có thể khắc phục vấn đề này, trị liệu Thần kinh Cột sống được mọi người xem là một trong những giải pháp trị tối ưu nhất.

Phương pháp phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay khớp háng

Với những trường hợp phẫu thuật thay khớp háng, để có thể giúp cho người bệnh cải thiện các chức năng vận động và có thể đi lại bình thường, các chuyên gia khuyến khích chúng ta nên áp dụng phương pháp phục hồi chức năng.

Điều trị vật lý trị liệu tại nhà

Nếu tình trạng bệnh không quá nặng, người bệnh có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà.

Một số cách để điều trị tại nhà như tập thể dục, tập yoga, tập những bài tập hỗ trợ viêm đau khớp háng,… Vật lý trị liệu là tên gọi chung của các bài tập thể dục. Việc tập luyện sẽ giúp khớp háng của người bệnh giảm thiểu cơn đau. Ngoài ra, tập luyện còn giúp khớp háng trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn, đẩy lùi các bệnh xương khớp.

Bệnh nhân cũng có thể kết hợp điều trị vật lý trị liệu với thuốc tây hoặc đông y.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cần có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh. Cần chú trọng chế độ dinh dưỡng để có một sức khỏe tốt, cải thiện tình trạng sưng viêm của khớp háng.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp háng

Đối với những bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh, bạn nên có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Hãy bổ sung các chất dinh dưỡng giàu vitamin, canxi để giúp xương luôn chắc khỏe và không bị viêm khớp. Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ tập luyện thể dục, thể thao vừa sức.

Điều này không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt mà còn giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai. Có một đời sống sinh hoạt lành mạnh giúp đẩy lùi nguy cơ tái phát của bệnh.

Đối với người bình thường, cần có một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học, giúp phòng tránh được bệnh viêm khớp háng. Bạn nên:

  • Cẩn thận trong vận động, sinh hoạt, phòng tránh những tai nạn dẫn đến chấn thương khớp háng;
  • Thay đổi, loại bỏ các thói quen xấu như: ngồi không đúng tư thế, ngồi nhiều, mang vác vật nặng thường xuyên,…
  • Giảm cân, giữ cho cơ thể có một cân nặng phù hợp với tầm vóc và luôn ổn định;
  • Tập luyện thể dục thể thao điều độ và đúng cách;
  • Tránh tiêu thụ đường, muối, chất kích thích, dầu mỡ,… với số lượng lớn.