Vì sao hay nhức mỏi xương khớp

triệu chứng của đau lưng mỏi gối
triệu chứng của đau lưng mỏi gối

Nhức mỏi xương khớp, như ngồi lâu thì đau lưng, đi lại nhiều thì mỏi khớp, duỗi thẳng chân một xíu thì lại mỏi khớp gối,… Đó là những triệu chứng mỏi người không riêng gì người lớn tuổi, mà ngay cả người trẻ cũng thường xuyên gặp tình trạng như thế.Vậy nguyên nhân là do đâu và cách khắc phục những vấn đề này như thế nào ?

nhức mỏi chân tay có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh. Cụ thể là các bệnh lý sau đây:

Bệnh liên quan đến xương khớp

Bệnh gút

Đây là căn bệnh phổ biến và thường gặp ở những người trẻ do cuộc sống hiện đại kéo theo những bữa tiệc bàn công việc, gặp gỡ bạn bè. Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể gây nên khi cơ thể dư thừa quá nhiều chất đạm.

Cơn đau do bệnh gút gây ra sẽ khiến bệnh nhân không thể chịu đựng nổi, có thể kèm theo sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. Cơn đau thường gặp ở khớp ngón chân, cổ chân, gối, và khớp bàn tay kèm theo sưng, nóng.

Khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, các khớp có thể bị biến dạng vĩnh viễn, các khối u mọc lên ở quanh khớp, vành tai, dưới da, sưng trên bàn tay, bàn chân hay còn gọi là u hạt Tophi.

Loãng xương

Loãng xương được biết đến là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi gây đau nhức trong xương, hậu quả là xương yếu dần, rất dễ bị gãy. Loãng xương còn giảm dần chiều cao của cơ thể kèm với cảm giác đau vùng thắt lưng hoặc lan sang một hay hai bên mạn sườn kèm theo co cứng các cơ dọc cột sống, run cơ khi chuyển tư thế.

Lao xương khớp

Lao xương khớp phổ biến ở khớp háng, cột sống và khớp gối. Bệnh do vi trùng lao gây ra, khi các khớp xương càng lớn, chịu dựng sức nặng càng nhiều thì nguy cơ mắc lao càng cao, phổ biến là khớp háng, cột sống và khớp gối.

Bệnh về thần kinh – tim mạch

Bệnh thần kinh – tim mạch sao lại liên quan đến nhức mỏi chân tay? Nguyên nhân chính là do các tĩnh mạch chèn ép các dây thần kinh và mạch máu khiến lượng máu nuôi dưỡng các cơ, khớp bị suy giảm nên người bệnh hay cảm thấy nhức mỏi tay chân. Vì vậy,  những người mắc phải một số bệnh lý về thần kinh và tim mạch như viêm đa rễ thần kinh, suy tĩnh mạch, xơ vữa động mạch, thiếu máu não,… cũng có hiện tượng bị đau và nhức mỏi chân tay.

Bệnh rối loạn chuyển hóa

Đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thừa cân, béo phì… là những căn bệnh rối loạn chuyển hóa có kèm theo triệu chứng nhức mỏi tay chân. Những bệnh này có thể gây ra những biến chứng thần kinh và mạch máu khiến lưu lượng máu nuôi dưỡng cơ khớp bị sụt giảm nên cũng gây đau mỏi tay chân. Ngoài ra, những người bị thừa cân, béo phì còn khiến các khớp xương chịu áp lực lớn từ trọng lượng của cơ thể và nhanh chóng bị suy yếu, dẫn đến tê bì, nhức mỏi.

Bệnh đường tiêu hóa

Một số bệnh lý ở hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, bệnh đại tràng, các rối loạn tiêu hóa,… cũng dễ gây đau nhức mỏi ở tay và chân. Nguyên nhân sâu xa là do những bệnh này có thể gây cản trở quá trình hấp thu canxi hoặc tăng khả năng đào thải canxi của cơ thể, dẫn đến loãng xương, thưa xương, yếu xương và gây nhức mỏi trong xương khớp.

Ngoài những nguyên nhân về bệnh lý chúng tôi kể ở trên thì nhức mỏi chân tay cũng có thể là do một số yếu tố tác động từ bên ngoài như lao động quá sức, không khởi động cơ thể kỹ càng trước khi vận động/luyện tập hoặc tập luyện quá mức, sử dụng một số loại thuốc kháng sinh liều cao, nhiễm độc từ môi trường sống bị ô nhiễm, cơ thể nhiễm lạnh do thời tiết thay đổi thất thường hoặc do môi trường làm việc.

Biện pháp cải thiện triệu chứng nhức mỏi chân tay 

Biểu hiện nhức mỏi chân tay nếu kéo dài và diễn ra thường xuyên thì bạn nên đến thăm khác ở các cơ sở y tế để phát hiện bệnh và được tư vấn điều trị kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, từ bỏ các thói quen xấu, kết hợp tập luyện thể dục hàng ngày để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tật. Cụ thể như sau:

Về chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất (canxi, kali, magie, sắt…) như tôm, cua, cá, các loại hải sản; xương ống và xương sườn từ heo, bò, gà; các loại rau xanh như cải xoong, bắp cải, rau bina, bông cải xanh, đậu cove, rong biển, đậu nành, sữa và các chế phẩm từ sữa… để giúp nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe, phòng tránh nguy cơ loãng xương và các bệnh lý xương khớp khác.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin D (thịt, cá, trứng, gan bò, hàu, nấm, đậu nành, ngũ cốc, sữa chua…) kết hợp tắm nắng sớm khoảng 15 phút mỗi ngày để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D3, tăng khả năng hấp thu canxi cho cơ thể.
  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin nhóm B (B1, B6, B12)  để giúp tăng cường lưu thông máu đến các bộ phận của cơ thể, giảm đau và phục hồi chức năng của dây thần kinh ở các cơ, khớp.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (ít nhất 2 lít/ngày) để cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, tăng cường quá trình trao đổi chất và điều hòa cơ thể, giảm đau hiệu quả.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…), các thực phẩm chứa nhiều chất béo không có lợi hoặc các chất bảo quản như thức ăn nhanh, đồ hộp, đồ ăn chế biến sẵn… để ngăn ngừa tình trạng thất thoat canxi trong cơ thể.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Thiết lập chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc; tránh làm việc quá sức, áp lực công việc hoặc tình trạng căng thẳng, stress kéo dài.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường thể chất, giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh tránh xa các chất kích thích, thư giãn tinh thần.
  • Áp dụng một số mẹo dân gian chữa nhức mỏi tay chân như chườm lá ngải cứu lên vùng bị đau nhức, ngâm chân tay trong nước muối gừng hoặc lá lốt, uống nước lá lốt…

Trong trường hợp bạn đang mắc phải một số căn bệnh mạn tính như bệnh xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh rối loạn chuyển hóa, bệnh mạch máu… thì cần phải điều trị và kiểm soát bệnh một cách chặt chẽ, kết hợp thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện biến chứng và có biện pháp xử lý hiệu quả nhé.

Phòng bệnh về đau nhức xương khớp

Để không tạo điều kiện cho các bệnh nguy hiểm về xương khớp phát triển, mỗi người dù già hay trẻ cũng nên có ý thức về việc phòng bệnh, bởi phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.

Luyện tập thể dục, hoạt động chân tay liên tục giúp cơ bắp và xương khỏe mạnh hơn: Đi bơi, đạp xe đạp, đi bộ, dưỡng sinh…

Tập tư thế tốt nhất cho các khớp xương chính là đứng thẳng, tránh nằm lâu, leo cầu thang, ngồi lâu, đứng lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn máu và cứng khớp. Ngồi làm việc phải giữ thẳng lưng, không ngồi xổm…

Bên cạnh đó, bạn hãy hạn chế luyện tập cường độ mạnh, tránh tăng cân nhiều với tốc độ nhanh và luôn biết tận dụng vitamin D trong nắng sớm.