BỆNH VIÊM HỌNG NẶNG
Triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, mũi nhiều đờm, sốt cao, cồ họng có hạch, người mệt mỏi
Viêm họng mãn tính (viêm họng mạn tính) là tình trạng viêm cổ họng trong thời gian dài, thường lớn hơn 10 ngày. Bệnh tái phát dai dẳng gây tổn thương niêm mạc họng, thậm chí nếu không điều trị đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi… Một số trường hợp thể bệnh nặng dẫn tới khó thở, nhiễm trùng huyết hay viêm cầu thận…
Dựa theo đặc điểm tổn thương cổ họng, viêm họng mạn tính chia thành 4 thể bệnh:
- Thể viêm họng mãn tính sung huyết thường: Niêm mạc đỏ, họng đau rát, nhìn thấy nhiều mạch máu. Đây là giai đoạn khởi phát bệnh.
- Thể viêm họng mãn tính xuất tiết: Dịch nhầy xuất hiện nhiều, bám chặt vào cổ họng, xuất hiện niêm mạc họng đỏ.
- Thể viêm họng mãn tính quá phát: Còn được gọi là viêm họng hạt. Thể bệnh lúc này khá nặng khi bạch huyết ở thành họng đã phát triển thành những đám to nhỏ rải rác thành một đường dọc phía sau.
- Thể viêm họng mãn teo: Người già và người bị trĩ múi sẽ đối mặt với thể teo nhiều hơn. Một số biểu hiện dễ nhận thấy ở thể này là: niêm mạc họng teo lại, giảm tiết dịch, vòm họng nhợt nhạt, xuất hiện đóng vảy vàng.
Triệu chứng viêm họng mãn tính
Thông thường viêm họng mãn tính có triệu chứng giống với viêm họng cấp. Điểm khác biệt là thời gian bệnh kéo dài, bao gồm các triệu chứng như:
- Tình trạng đau họng, cổ họng sưng tấy, nóng rát xảy ra trong thời gian dài khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu.
- Luôn cảm thấy có vật cản ở cổ họng mỗi khi ăn uống hay nói chuyện. Đặc biệt có hiện tượng đau rát khi nhai nuốt.
- Ngứa họng muốn ho và ho nhiều, đờm xuất hiện liên tục và dai dẳng.
- Những người có tính chất công việc thường xuyên phải nói như giáo viên, MC, diễn viên giọng sẽ khàn đi theo thời gian.
- Người mắc bệnh viêm họng do trào ngược dạ dày thực quản sẽ cảm thấy phía sau xương ức nóng, ợ chua liên tục.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải kèm theo sốt.
- Miệng đắng, hôi; tai ù do viêm họng.
Nguyên nhân gây viêm họng mãn
Để điều trị dứt điểm viêm họng mãn tính việc tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh là điều cần thiết. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm họng mãn tính, bao gồm:
- Viêm họng cấp tính không được điều trị dứt điểm: Viêm họng cấp tính do virus hay vi khuẩn xâm nhập nếu không được điều trị kịp thời chỉ sau 10 ngày có thể chuyển sang thể mãn tính. Các triệu chứng như đau rát, ngứa cổ họng, ho khan, ho có đờm ngày một nặng và kéo dài dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh.
- Dị ứng mãn tính: Những người dị ứng mãn tính với phấn hoa, lông thú cứng, thực phẩm,… sẽ dễ mắc chứng viêm họng mãn với khi hít phải. Ho, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt là những triệu chứng người bệnh sẽ mắc phải.
- Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc: Thuốc lá chính là hiểm họa ảnh hưởng tiêu cực tới niêm mạc mũi, phế nang, phổi và cổ họng. Những người có thói quen hút thuốc lâu năm hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động trong thời gian dài có thể bị mắc những bệnh về hô hấp, trong đó có viêm họng mạn tính.
- Tác động từ môi trường: Theo khảo sát có tới 55% số ca nhiễm viêm họng mãn tính do ảnh hưởng từ môi trường sinh sống và làm việc. Bụi bẩn, hóa chất độc hại khi xâm nhập vào niêm mạc hô hấp sẽ gây tổn thương cổ họng dẫn tới khó thở, tổn thương phổi trầm trọng.
- Hệ lụy từ một số bệnh lý khác: Những người mắc một số bệnh lý có khả năng bị viêm họng mãn tính như: Viêm amidan, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) , áp xe quanh amidan…. Ngoài ra những người có hệ miễn dịch kém như người già, trẻ nhỏ, người bị tiểu đường hoặc nhiễm HIV sẽ có nguy cơ bị mắc viêm họng mãn tính hơn.
Viêm họng mãn tính có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Những triệu chứng ở viêm họng mãn tính kéo dài dai dẳng và rất khó chữa. Trường hợp người bệnh chủ quan hoặc điều trị sai cách có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
- Viêm amidan
- Áp xe thành họng
- Viêm tai giữa
- Viêm xoang…
Đặc biệt biến chứng viêm họng mãn tính nguy hiểm nhất là làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu… Ngoài ra viêm họng mãn còn tác động tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh, gây khó khăn trong giao tiếp, ăn uống. Việc liên tục ho khạc đờm còn gây khó chịu cho người xung quanh.
Mặc dù có đặc tính dai dẳng và khó chữa trị nhưng nếu biết cách giữ gìn, kiêng khem và chủ động điều trị đúng phương pháp thì bệnh viêm họng mãn tính có thể điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, việc điều trị sớm sẽ rút ngắn được thời gian và chi phí điều trị.
Cách điều trị viêm họng mãn tính phổ biến
Muốn điều trị viêm họng mãn tính triệt để cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, đồng thời tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cho cơ thể. Dưới đây là 1 số cách điều trị viêm họng được áp dụng phổ biến hiện nay.
Điều trị:
- Nghỉ ngơi, giữ ấm.
- Điều trị tại chỗ và điều trị triệu chứng.
- Hạ sốt: Aspirin, A.P.C, Analgin, Paracetamol…
- Chống đau họng: Hàng ngày súc họng bằng các dung dịch kiềm ấm như nước muối, dung dịch clorat kali1% hoặc BBM, trẻ em bôi họng bằng glyxerin bôrat 5%. Nhỏ mũi argyron1%.
- Dùng kháng sinh toàn thân và tại chỗ khi có biến chứng như viêm thận, khớp, thanh quản, viêm tai giữa, viêm phế quản …
- Kháng sinh (nhóm beta TH2,3 , Macrolid, Qưinolon)
- Chống viêm NSAID
- Kháng Histamin H l
- Giảm ho
- Giảm sốt
- Oresol (bù nước )
- Thuốc Vi tam in
- Xịt mũi
Đơn tham khảo
a) Cho người bình thường khỏe mạnh:
- Ezythromỵxin 500mg ngày2v/21
- Betamethason ngày 4v/2l
- Desloraclitin ngày lv.sau ăn sáng
- Acetyl cystein 200mg ngày 2y/2l (ụống cách xa kháng sinh và Desloratidin)
- EtTeragal 500mg sủi . sốt uống lv cách 4-6h uống 1 viên (không sốt ngừng uống)
- Oresol uống thay nước hàng ngày
- Thuốc 3B ngày 2viên /2 lần
b) Người viêm loét dạ dày
– Clarythromyxin 500mg ngày 2v/2 lần
– Anpha choaỷ 5mg ngày 4v/2 lần
– Fexofenadin 180mg ngày lv lúc sáng sau ăn
– Acemuc 200mg ngày 2-3 gói/2 lần
– Efferagal 500mg sủi sốt uống 1 viên cách 4-6h uống 1 viên (không sốt ngừng uống)
– Oresol uống thay nước hàng ngày
– Pharmaton ngày 1 viên (trẻ <12 tuổi không nên dùng)
c) Phụ nữ mang thai sau 3 tháng (dùng khi thật sự cần thiết hoặc hỏi ý kiến bác sĩ)
- Ceíuroxim 500mg ngày 2v/2lần
- Loratidin lOmg ngày lv sau ăn sáng
- Mitux ngày 4 gói/21
- Efferagal 500mg sủi lv/11 cách 4h uống 1 lần
- Oresol uống thay nước hàng ngày
- Vitamin C ngày 2viên /2 lần
d) Trẻ em từ 7-14 tuỗi
– Cepodoxịm 200mg ngày 2v/21
– Betametltason ngày lv
– Clopheniramm 4mg ngày J V sau ăn sáng
– Acemuc 200mg
– Panadol 500mg
– Oresoi uống thay nước.
Cách chữa viêm họng mãn tính dân gian
Dân gian truyền tai nhau những bài thuốc tự làm tại nhà để điều trị viêm họng mãn như:
Chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong
Sử dụng mật ong chữa viêm họng mãn tính tại nhà cho hiệu quả khả quan. Bạn có thể tham khảo cách sau đây:
- Mật ong nguyên chất: Hòa 1 thìa mật ong cùng 300ml nước ấm. Sau đó ngậm trong 1 phút rồi nuốt. Thực hiện 1 ngày 3 lần liên tục, sau 1 tháng sẽ thấy triệu chứng ho khan, rát họng giảm dần.
- Kết hợp với gừng tươi: Gừng cạo vỏ, rửa sạch rồi giã nát, chắt lấy nước cốt. Hòa đều 1 thìa mật ong cùng 1 thìa nước cốt gừng, sử dụng uống mỗi ngày 3 lần.
- Kết hợp với tỏi: Bóc vỏ tỏi sau đó cắt thành lát mỏng. Ngâm thêm 1 thìa mật ong khoảng 5 phút. Lấy tỏi ngậm trong miệng tới khi không còn cảm nhận được mùi tỏi thì dừng lại.
Chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi
Trong dân gian lưu truyền chữa viêm họng mãn tính bằng tỏi mang lại hiệu quả với cách làm đơn giản tại nhà như sau:
- Kết hợp tỏi với sữa: Giã nát khoảng 3 – 4 nhánh tỏi tươi sau đó cho vào cốc sữa nóng, khuấy đều. Mỗi ngày uống 2 – 3 cốc để giảm triệu chứng đau rát họng.
- Kết hợp tỏi với rượu: Sử dụng 40g tỏi khô bóc vỏ nhâm cùng 100ml rượu trắng khoảng 10 ngày. Khi tỏi chuyển sang màu vàng có thể uống 2 lần/ ngày, mỗi lần 40 giọt để giảm đờm.
Sử dụng lá tía tô
Lá tía tô có tính hơi cay giúp làm ấm cơ thể và tăng khả năng kháng khuẩn, thanh lọc cổ họng. Cách thực hiện rất đơn giản:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô băm nhỏ, 3 củ hành đỏ bóc vỏ và 1 nắm gạo vo sạch.
- Bước 2: Cho 3 thứ vào chén nhỏ, thêm chút đường phèn rồi tiến hành hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Sau hấp có thể chắt nước uống.
Chữa viêm họng tại nhà bằng gừng
Với vị cay, tính ấm, gừng là vị thuốc nam được sử dụng để kháng viêm, diệt khuẩn, bổ phế rất hiệu quả. Tuy nhiên khuyến cáo chỉ nên sử dụng cách chữa này với bệnh nhân trên 13 tuổi để tránh những tác dụng phụ của gừng.
- Uống trà gừng: Rửa sạch gừng tươi sau đó thái lát mỏng, hoặc có thể đập nát. Cho gừng vào cốc nước nóng và đợi khoảng 10 phút để các hoạt chất từ gừng tan vào nước. Cho thêm chanh tươi, đường phèn, khuấy đều rồi dùng 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Gừng và củ hành: 50g hành củ thái nhỏ, 10g gừng đập dập rồi thêm nước sôi vào. Khuấy đều sử dụng xông mũi, họng, miệng. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần liên tục.
Ngoài ra, trường hợp viêm họng mãn tính do viêm Amidan mãn có thể dùng cây rẻ quạt bằng cách: Lấy 10 lá rẻ quạt tươi giã nhuyễn, cho thêm chút muối ăn và 100ml nước sạch. Trộn đều rồi dùng nước ngày ngậm vào buổi sáng và tối để súc họng.
Nguồn tổng hợp