Thông tin về hạt diêm mạch quinoa

Hạt Diêm mạch  (tên gọi trong tiếng Tây Ban Nha: quinua, tiếng Anh: quinoa, phát âm: kēn’wä, từ tiếng Quechua kinwa hoặc kinuwa) là tên gọi phổ biến của Chenopodium quinoa, một loài thực vật có hoa thuộc họ Dền.

Loài này được Carl Ludwig Willdenow mô tả khoa học đầu tiên năm 1798.[4] Diêm mạch được trồng như một loại cây ngũ cốc chủ yếu để cho hạt. Diêm mạch là loại “giả ngũ cốc”, không phải ngũ cốc thực sự, và không phải thuộc họ Hòa thảo. Diêm mạch gần giống với cây củ cải đường, rau bina và rau dền và các loại giả ngũ cốc khác. Sau khi thu hoạch, hạt diêm mạch thường được xử lý để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài có chứa saponin có vị đắng. Hạt diêm mạch được nấu chín như gạo và có thể được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Lá diêm mạch được sử dụng như lá rau giống như rau dền, tuy nhiên việc sử dụng lá diêm mạch như rau xanh vẫn còn hạn chế.

Khi được nấu chín, các thành phần dinh dưỡng trong diêm mạch tương đương với các loại ngũ cốc thông thường, cung cấp một lượng vừa phải chất xơ và khoáng chất. Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc tuyên bố năm 2013 là Năm Quốc tế của Diêm mạch.[5]

Diêm mạch có nguồn gốc từ vùng Andes của Peru, Bolivia, Ecuador, Colombia và Chile, và đã được con người sử dụng từ 3.000 đến 4.000 năm trước tại lưu vực hồ Titicaca, mặc dù vậy, bằng chứng khảo cổ cho thấy sự liên kết phi thuần hóa với chăn thả du mục từ 5.200 đến 7.000 năm trước đây.

Hạt diêm mạch

Hạt diêm mạch là hạt gì ?

Hạt diêm mạch Hạt quinoa được mệnh danh là “Queen of Grains” hay “Supergrain”, là món quà của Thượng Đế dành cho dân tộc Incan Nam Mỹ.

Nó trông giống như hạt kê nhưng có mẩu xám, là môt loại thực phẩm toàn hảo vì cung cấp hẩu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Quinoa cung cấp những lượng đáng kể của 20 loại amino acid khác nhau mà cơ thể sử dụng để bảo trì và sửa chữa các mô tế bào, kể luôn tất cả những “bloc” kiến tạo amino acid- protein thiết yếu mà cơ thể không thể tạo ra được và phải trông cậy vào thực phẩm (các protein động vật cũng làm được việc này nhưng thường có nhiểu calori và chất béo hơn quinoa). Về hàm lượng vitamins, calcium, khoáng chất và fiber thì quinoa cũng hơn hẳn những loại ngũ cốc khác như lúa gạo, lúa mì, lúa mạch và bắp. Một nửa (cup) quinoa cung cấp khoảng 50% nhu cẩu hàng ngày vể magnesium, cũng như một đôi chút chất sắt và potassium.

Chúng cung cấp gấp 2 lần lượng chất xơ và protein so với gạo. Những protein đó bao gồm cả một hỗn hợp amino acid gần như hoàn hảo, khi vào cơ thể sẽ được tập hợp lại dưới dạng những protein mới. Đặc biệt, quinoa không có chất gluten mà gần đây có nhiều nghiên cứu cho rằng tạo nên một số chứng bệnh ở trẻ em như Autism, ADHD hoặc gây dị ứng cho một số người. Ngoài ra, “theo một nghiên cứu của Đại học Wisconsin cho biết quinoa có hàm lượng chất đạm rất cao từ 15 đến 22% tùy từng loại, trong khi đó thì gạo lức chỉ có 7.5%, lúa mì 12% và có gluten và gạo trắng thì thấp nhất chưa tới 2%”.

Thành phần dinh dưỡng hạt diêm mạch

Hạt quinoa chín chứa 71.6% nước, 21.3% carbohydrate, 4.4% protein và 1.92% chất béo.

Một cốc quinoa chín (185 gram) chứa 222 calo.

Bảng dưới đây là thông tin chi tiết về các chất dinh dưỡng của quinoa (5)

Quinoa – Thành phần dinh dưỡng 

Thành phần Lượng
Calo 120
Nước 72 %
Protein 4.4 g
Carbohydrates 21.3 g
Đường 0.9 g
Chất xơ 2.8 g
Chất béo 1.9 g
Bão hòa 0.23 g
Không bão hòa đơn 0.53 g
Không bão hòa đa 1.08 g
Omega-3      0.09 g
Omega-6 0.97 g
Chất béo chuyển hóa ~

Các loại hạt diêm mạch

Hạt Quinoa – diêm mạch có 3 loại: hạt diêm mạch trắng, hạt diêm mạch đen và hạt diêm mạch đỏ. Hạt diêm mạch (quinoa) màu trắng thường có vị thanh, ăn mềm hơn so với hạt diêm mạch có màu đỏ hoặc đen. Trong khi đó 2 loại này ngược lại có cấu trúc giòn hơn, cũng như mùi vị khi ăn đậm hơn.

Lợi ích của hạt quinoa với sức khỏe

Là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, giàu khoáng chất và hợp chất thực vật, hạt quinoa chắc chắn là thực phẩm bổ dưỡng cần được đưa vào trong chế độ ăn

Hạt quinoa có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một vài dữ liệu đã chỉ ra rằng bổ sung hạt quinoa vào chế độ ăn có thể gia tăng giá trị dinh dưỡng chung, giúp hạ đường huyết và chất béo trung tính trong máu

Hạ đường huyết

Những người bị tiểu đường túy 2 không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả, dẫn đến chỉ số đường huyết cao và nhiều biến chứng khác.

Carb tinh khiết có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường túy 2 và bệnh tim, trong khi các loại hạt (như quinoa) lại giúp giảm nguy cơ mắc bệnh (13484950, 51).

Một nghiên cứu tiến hành bằng cách cho chuột có chế độ ăn nhiều fructose ăn quinoa, đã cho thấy loại hạt này giảm hầu hết các tác dụng phụ của fructose dẫn đến tiểu đường túy 2. Mỡ máu giảm còn 26%, chất béo trung tính còn 11% và lượng đường huyết còn 10% (52).

Một nghiên cứu trên con người đã so sánh tác động của hạt quinoa với các sản phẩm lúa mì không chứa gluten thông thường.

Quinoa làm hạ lượng chất béo trung tính và các axit béo tự do. Nó cũng ảnh hưởng ít đến lượng đường huyết hơn mỳ Ý và bánh mỳ không chứa gluten và các loại bánh mỳ truyền thống khác (53).

Kết luận: Quinoa có thể làm giảm cholesterol, đường và chất béo trung tính trong máu. Nó có ảnh hưởng đến lượng đường huyết ít hơn các thực phẩm không chứa gluten khác.

Hỗ trợ giảm cân

Hạt quinoa có nhiều tính chất khiến nó trở thành thực phẩm hỗ trợ giảm cân.

Loại hạt này chứa nhiều protein hơn những thực phẩm cùng loại như gạo, ngô, và lúa mỳ nguyên cám (5).

Protein được coi là một trong những yếu tố quyết định trong giảm cân vì nó thúc đẩy trao đổi chất, tăng cảm giác no, chống béo phì và các bệnh liên quan (5455).

Chất xơ cũng có vai trò quan trọng trong giảm cân, giúp giảm lượng calo hấp thụ thông qua việc tăng cảm giác nocũng như cải thiện sức khỏe đường ruột (56, 57).

Quinoa chứa nhiều chất xơ hơn nhiều loại ngũ cốc.

Chỉ số đường huyết của quinoa khá thấp, và những thực phẩm đường huyết thấp đã được chứng minh là ngăn ngừa ăn quá độ và giảm cảm giác đói (95859).

Kết luận: Quinoa có rất nhiều đặc điểm của thực phẩm hỗ trợ giảm cân. Nó chứa nhiều protein, chất xơ và có chỉ số đường huyết khá thấp.

Hạt quinoa không chứa gluten

Là giả ngũ cốc không chứa gluten, quinoa rất phù hợp với người không dung nạp được hoặc dị ứng với gluten như những người mắc bệnh celiac (3).

Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu về ảnh hưởng của việc đưa quinoa vào chế độ ăn khiêng gluten

Đưa quinoa và chế độ ăn này thay vì thực phẩm không gluten khác, đã làm tăng đáng kể chất lượng các chất chống oxy hóa và dinh dưỡng (606162).

Các sản phẩm từ hạt quinoa đã được khách hàng đón nhận và có thể là nguyên liệu thay thế cho lúa mì ở cả  dạng hạt nguyên gốc và dạng sản phẩn như bánh mỳ và mỳ Ý (63).

Kết luận: thực phẩm không chứa gluten như quinoa đã được đón nhận và có thể thay thế cho lúa mỳ. Nó đã được chứng minh là làm tăng chất lượng dinh dưỡng và chất oxy hóa trong chế độ ăn kiêng gluten.

Tác dụng phụ

Quinoa là thực phẩm dễ dung nạp và chưa có bất cứ dữ liệu nào chỉ ra tác dụng phụ.

Phytates

Giống những loại ngũ cốc khác, quinoa chứa phytates

Phytates có thể làm giảm sự hấp thu các chất khoáng như sắt và kẽm (3).

Oxalat

Hạt quinoa là thực vật thuộc họ Chenopodiaceae vỗn được biết đến là chứa nhiều chất oxalat. Một số loại thực vật cùng họ khác đó là rau bina và củ cải đường (43).

Với những người nhạy cảm, thực phẩm này có thể góp phần vào việc hình thành sỏi thận (64).

Chúng ta có thể giảm bớt lượng chất này bằng cách ngâm quinoa trước khi đem nấu.

  • Tác dụng của hạt diêm mạch đối với bé sơ sinh
  • Tác dụng của hạt diêm mạch chăm sóc da

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *