Khi nào nên dùng thuốc colchicine điều trị bệnh gút?

Thuốc Colchicine được sử dụng trong điều trị bệnh gì? Có cách sử dụng như thế nào? cần chú ý những gì khi điều trị bằng thuốc?… Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần được giải đáp những thắc mắc ở trên để quá trình điều trị được an toàn và hiệu quả. Xem bài viết dưới để có thêm nhiều thông tin.

Thuốc Colchicine thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm khppng Steroid, thuốc điều trị bệnh Gout và các bệnh xương khớp.

Dạng bào chế: Viên nén.

Thành phần: Colchicine.

1. Tác dụng của  thuốc Colchicine

Thuốc Colchicine hoạt động bằng cách làm giảm sưng và giảm sự tích tụ các tinh thể axit uric gây đau các khớp bị ảnh hưởng. Do đó thuốc thường được dùng làm giảm sự di chuyển của các bạch cầu, ức chế các phản ứng hóa học, chuyển hóa và chức năng của bạch cầu được nhân nên làm giảm các triệu chứng viêm nên giúp giảm sưng, viêm, từ đó cải thiện cơn đau bệnh Gout nhanh chóng.  Bệnh thường xảy ra ở các khớp ngón chân, đầu gối, mắt cá chân là những vị trí thương xuyên bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Bên cạnh đó thuốc còn hoạt động làm cơ thể giảm sản sinh protein amyloid A gây ra bệnh sốt Địa Trung Hải, chính vì vậy có tác dụng làm giảm các cơn đau bụng, ngực cấp tính hoặc các khớp gây ra bởi một căn bệnh di truyền (sốt Địa Trung Hải gia đình).

Lưu ý không nên dùng thuốc để làm giảm các cơn đau do nguyên nhân khác vì thuốc không phải là một loại thuốc giảm đau.

Ngoài ra, thuốc sẽ được các bác sĩ, dược sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp khác mà chưa được liệt kê ở trên. Hãy hỏi những người có năng lực  chức năng nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về thuốc.

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Colchicine

Hướng dẫn sử dụng

Thuốc Colchicin dạng viên nén nên người dùng sẽ sử dụng theo đường uống để thuốc vào trong cơ thể. Có thể uống kèm thuốc với thức ăn hoặc không kèm với thức ăn đều được.

Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất in trên bao bì để có cách dùng đúng.

Thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt nhất nếu người bệnh dùng ngay khi có các triệu chứng đầu tiên của bệnh.

Liều lượng sử dụng của từng người  đã được bác sĩ căn cứ vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe và chỉ định, do đó người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ định, hướng dẫn của các chuyên viên y tế để đạt hiệu quả cao và an toàn trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc.

Không được tự ý tăng giảm liều dùng hoặc ngưng sử dụng thuốc ngay cả khi các triệu chứng được cải thiện vì rất có thể sẽ khiến bệnh tái phát lại với những dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

Dùng thuốc trong  điều trị bệnh mà thấy tình trạng bệnh không được cải thiện thì hãy báo với bác sĩ để có những phương án thay đổi phù hợp hơn.

Uống thuốc trong thời điểm nhất định trong ngày, hạn chế tình trạng quên liều khi dùng. Trong trường hợp quên liều người bệnh nên uống thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu thời gian uống bù gần với liều kế tiếp  thì hãy uống liều kế tiếp và bỏ qua liều quên, tuyệt đối không nên uống gấp đôi liều lượng được chỉ định.

Liều dùng dành cho người lớn

Dùng trong trường hợp điều trị cho nguời bị Gout cấp tính

  • Sử dụng liều khởi đầu: Uống 1,2 mg ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của những  cơn đau cấp  tính và sau đó khoảng 1 giờ uống tiếp 0,6  mg.
  • Liều lượng tối đa không vượt quá 1,8 mg, khoảng cách giữa các liều dùng là 1 giờ.
  • Sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế CYP450 3A4 mạnh: Uống 0,6 mg, sau khoảng 1 giờ uống tiếp 0,3 mg. Lặp lại liều điều trị sau khoảng 3 ngày.
  • Sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế CYP450 3A4 vừa phải: Uống 1,2 mg thuốc. Lặp lại liều điều trị sau khoảng 3 ngày.
  • Sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế P-glycoprotein: Uống 0,6 mg thuốc. Lặp lại liều điều trị sau khoảng 3 ngày.

Dùng trong trường hợp điều trị cho người mắc bệnh sốt Địa Trung Hải gia đình

  • Sử dụng 1,2 mg – 2,4mg dùng hàng ngày. Chia đều thành 2 lần uống.
  • Trong trường hợp cần kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh thì cần tăng liều. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi bạn có ý định tăng liều.
  • Sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế CYP450 3A4 mạnh: Uống 0,6 mg/ ngày. Có thể chia làm 2 lần uống.
  • Sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế CYP450 3A4 vừa phải: Uống 1,2 mg thuốc. Có thể chia làm 2 lần uống và uống 0,6mg/ lần.
  • Sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế P-glycoprotein: Uống 0,6 mg thuốc. Có thể chia làm 2 lần uống và uống 0,3mg/ lần.
Thuốc Colchicin
Thuốc Colchicine

Liều dùng dành cho trẻ em

Dùng trong trường hợp điều trị cho trẻ bị sốt

  • Trẻ từ 4 – 6 tuổi: Sử dụng 0,3 – 1,8/ ngày, dùng 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Sử dụng 0,9 – 1,8/ ngày, dùng 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Sử dụng 1,2 – 2,4/ ngày, dùng 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Trong trường hợp cần kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh thì cần tăng liều. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi bạn có ý định tăng liều.

3. Tác dụng phụ của thuốc Colchicine

Khi sử dụng thuốc có thể gây ra những triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Các tác dụng phụ ít nguy hiểm như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy nhẹ.

Tác dụng không mong muốn nguy hiểm hơn, tuy nhiên sẽ hiếm gặp hơn

  • Tần suất đi tiểu ít hơn hoặc có thể không đi tiểu. Có trường hợp xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Tình trạng nôn mửa, tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
  • Có các triệu chứng cảm cúm kèm theo sốt, ớn lạnh.
  • Ở ngón tay hoặc ngón chân xuất hiện cảm giác tê hoặc ngứa ran.

Các dấu hiệu của tác dụng không mong muốn ở trên chưa phải thông tin đầy đủ. Hãy thông báo cho những người có năng lực chuyên môn biết ngay khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể.

Để đảm bảo an toàn và hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra thì nên tuân thủ theo những chỉ định hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

4. Tương tác thuốc

– Người bệnh cần thông báo cho thầy thuốc biết những loại thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc được kê toa, không được kê toa và cả những thực phẩm chức năng để họ căn cứ vào đó sẽ đưa ra những liều lượng và tần suất sử dụng cho phù hợp và hạn chế tối đa việc xảy ra tương tác thuốc. Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc bao gồm:

  • Vitamin B12: Dùng đồng thời với Colchicine sẽ làm giảm sự hấp thụ của vitamin và tăng độc tố đối với niêm mạc ruột non.
  • Abiraterone acetate.
  • Amiodarone.
  • Azithromycin.
  • Boceprevir.
  • Bosutinib.
  • Conivaptan.
  • Dronedaron.
  • Erythromycin.
  • Felodipin.
  • Cyclosporine.
  • Darunavir.
  • Atazanavir.
  • Captopril.
  • Carvedilol.
  • Clarithromycin.
  • Cobicistat.
  • Doxorubicin hydrochloride liposome.
  • Diltiazem.
  • Doxorubicin.

Sẽ có nhiều loại thuốc khác tương tác với thuốc Colchicine. Nếu bạn thắc mắc nên hỏi thầy thuốc để được giải đáp thông tin này cụ thể hơn nữa.

– Tình trạng sức khỏe của bạn cũng sẽ vô tình làm ảnh hưởng đến chức năng hay hoạt động của thuốc, đặc biệt như:

  • Người bệnh mắc các vấn đề về đường ruột.
  • Có bệnh lý về gan, thận.
  • Rối loạn máu.
  • Bị đau hoặc loét dạ dày.
  • Trường hợp có vấn đề về cơ hoặc thần kinh.

– Ngoài ra, những thực phẩm người bệnh dùng hàng ngày cũng có thể làm giảm đi hoạt động của thuốc khi đi vào trong cơ thể, đặc biệt là việc ăn bưởi chùm.  Bưởi chùm có thể làm tăng nồng độ thuốc trong máu của bạn.

5. Những lưu ý cần thận trọng cho người dùng

Một vài lưu ý người bệnh cần biết như:

  • Dùng thuốc điều trị cho nhóm người cao tuổi cần hết sức lưu ý, do cơ thể có sức đề kháng và khả năng dung nạp thuốc kém như vậy sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.
  • Cần thường xuyên theo dõi công thức máu đối với những bệnh nhân được chỉ định điều trị trong thời gian dài.
  • Chỉ nên dùng thuốc Colchicine để điều trị cơn đau Gout cấp hoặc đợt cấp của Gout mãn, không nên dùng khi chưa thực sự cần thiết.
  • Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Thuốc chống chỉ định dùng trong các trường hợp

  • Người dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân suy thận hoặc gan nặng.
  • Trường hợp có nguy cơ bị Glaucom góc hẹp bị bí đái.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Lưu ý: Thuốc Colchicine là thuốc kê đơn, khi sử dụng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Thông tin chi mang tính chất tham khảo. Khuyên cáo không nên sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *